Trong xu thế hội nhập và phát triển
hiện nay, việc giao lưu hợp tác và làm việc với các doanh nghiệp, lao động nước
ngoài ngày càng gia tăng. Tác giả xin lưu ý các doanh nghiệp có sử dụng người
lao động nước ngoài các vấn đề được nêu ra dưới đây.
1.
Báo cáo
phương án sử dụng lao động nước ngoài định kỳ hàng năm
Trước tình hình lao động nước ngoài trái pháp luật
ngày càng tăng mạnh tại Việt Nam, pháp luật lao động đã siết chặt hơn đối với
các đối tượng này. Đơn cử là việc khai trình phương án sử dụng lao động nước
ngoài tại doanh nghiệp phải được NSDLĐ xác định và báo cáo giải trình cụ thể
với chủ tịch UBND cấp tỉnh và phương án sử dụng lao động nước ngoài hàng năm
này phải được chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt.
2.
Giấy phép
lao động
Trước khi ký kết HĐLĐ với người lao động nước ngoài,
người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, (ngoại trừ
các trường hợp lao động nước ngoài không thuộc diễn cấp giấy phép lao động). Hơn
nữa, một trong những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao
động, phải có văn bản chấp thuận của Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh như đã đề cập tại
phần 1 trên đây. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
-
Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động;
-
Giấy chứng nhận sức khỏe;
-
Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự;
-
Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành,
chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;
-
Văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh về việc chấp thuận
sử dung người lao động nước ngoài;
-
02 ảnh mầu;
-
Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;
-
Các giấy tờ
liên quan đến người lao động nước ngoài.
3.
Liên quan
đến việc ký kết hợp đồng lao động
Pháp luật lao động hiện hành ghi
nhận quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được thỏa
thuận dựa theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, trung thực
và không được trái pháp luật.
Theo đó, các bên được giao kết một trong các loại hợp
đồng lao động (HĐLĐ): (i) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; (ii) Hợp
đồng lao động xác định thời hạn; (iii) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo
một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Đối với trường hợp ký kết HĐLĐ
xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần mà thôi, và nếu NLĐ vẫn tiếp
tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn.
Bộ luật lao động không có ngoại lệ cho đối tượng lao
động nước ngoài. Tuy nhiên, tại Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 5/9/2013 quy định
chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam ghi rằng “nội dung trong HĐLĐ không được trái với nội dung đã ghi trong
giấy phép lao động đã được cấp [Điều 12.3]”, điều này vô hình chung đã hạn chế
các bên trong việc giao kết HĐLĐ, vì rằng, giấy phép lao động có thời hạn không
quá 02 năm, tức là, không cho phép ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn đối với
lao động nước ngoài.
Trên đây chỉ là một vài lưu ý
trong quá trình tuyển dụng và ký kết HĐLĐ đối với lao động nước ngoài, trong
từng trường hợp cụ thể sẽ có những khác biệt phù hợp với quý vị, vui lòng liên
hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin.